Bệnh khô vằn ở lúa và Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Bệnh khô vằn lần đầu được phát hiện ở Nhật Bản. Bệnh  phân bố rộng ở các vùng trồng lúa có thể làm giảm 20 – 25% năng suất lúa. Bệnh khô vằn được xếp vào bệnh nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn và gây hại nặng nhất vào lúa hè thu và lúa mùa. 

  • Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở một số bộ phận của cây như bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Ruộng lúa bị bệnh khô vằn gây hại

Tác nhân gây bệnh: là nấm Rhizoctonia solani Palo

Hiện tượng và triệu chứng:
  • Bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím;
  • Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, có hình ô-van hay hình e-líp, sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2-3 cm và hoà lẫn vào nhau vằn vèo ở bất kỳ chỗ nào trên bẹ lá lúa;
  • Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh.

Môi trường gây bệnh: 
  • Nấm sinh trưởng mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp ở nhiệt độ 28oC-32oC. 
  • Hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh
  • Ở nhiệt độ dưới 10oC và cao hơn 38oC nấm ngừng sinh trưởng. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt độ 30oC-32oC. 
  • Khi nhiệt độ quá thấp 12oC và quá cao 40oC nấm không hình thành hạch. Nấm là loại bán ký sinh có tính chuyên hóa rộng với phạm vi ký chủ trên 180 loài cây trồng khác nhau như lúa, đại mạch, đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ, dâu, gai… 
Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc nhiều vào mật độ mưa, lượng nước trên đồng ruộng, đặc biệt là ở các ruộng nhiều nước và cấy quá dày. 
Bệnh khô vằn hại trên lá và bẹ lá
Sự phát triển bệnh liên quan tới chế độ tưới nước và bón phân. Bón đạm nhiều và tập trung thường làm bệnh phát triển mạnh hơn. Bón nhiều lần cũng làm cho mức độ bị bệnh cao. Bón kali có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm bệnh của cây.

Hiện chưa có giống lúa nào thể hiện đặc tính chống bệnh cao. Giống lúa Indica chịu bệnh tốt hơn giống lúa Japonica. Ở nước ta, hầu hết các giống lúa địa phương và giống nhập nội đều có mức độ nhiễm bệnh khô vằn từ trung bình đến nhiễm nặng. Một số ít giống như KV10, JR9965, IF50, IR17494, OM80 … có mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn so với các giống khác

Biện pháp phòng trừ hiệu quả bằng chế phẩm sinh học Exin:

1- Phòng bệnh - đối với có thời gian sinh trưởng các giống lúa từ  90 - 110 ngày chia thành 4 lần phun, khoảng cách mỗi lần phun cụ thể như sau:
   + Lần 1: trước khi nhổ mạ 10 ngày
   + Lần 2: sau khi cấy 25 ngày
   + Lần 3: sau khi cấy 45 ngày
   + Lần 4: sau khi cấy 60 ngày
Lưu ý: cần phun ướt đều trên lá

2- Trị bệnh

   + Khi thấy bệnh xuất hiện cần phải tiến hành phun ngay, và những lần phun tiếp theo cách nhau 10-15 ngày

Lưu ý : Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ bệnh chỉ có hiệu quả khi bệnh mới phát sinh ở những bẹ lá già và thuốc hóa học phải được phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp với rút cạn nước trên đồng ruộng
  • Áp dụng biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh  trong đất và quản lý kỹ thuật trồng trọt thâm canh thích hợp. 
  • Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất tiến hành ngay sau khi thu hoạch, cày sâu để vùi lấp hạch nấm, phối hợp với các biện pháp gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, bón phân đúng tỷ lệ tránh bón tập trung đạm, có thể phối hợp thêm kali hoặc tro bếp để tăng cường tính chống chịu của cây. 
  • Tưới tiêu chủ động và không để mức nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh..


CÔNG TY TNHH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

(APPLIED BIO-TECHNOLOGY CO., LTD)

Email: exinbiotech@gmail.com



Leave a Comment

Được tạo bởi Blogger.